Phun phân bón lá cho lan sáng hay chiều tốt sẽ tốt?

[agentsw ua=’pc’]

Cách sử dụng phân bón lá cho lan vào thời điểm nào trong ngày là câu hỏi được rất nhiều anh em đặt ra. Lâu nay trong giới chơi lan chúng ta thi thoảng có các cuộc tranh luận, trao đổi về thời điểm nào trong ngày phun phân bón lá cho lan đạt hiệu quả cao nhất. Lời khuyến cáo của người trong giới chơi lan trên cơ sở khoa học không nhiều. Dựa trên kinh nghiệm thực tế là chủ yếu. Các nhà sản xuất phân bón nếu có cũng chỉ chung chung sáng sớm hoặc chiều mát chứ không khẳng định sáng hay chiều sẽ tốt hơn.

Rất nhiều ý kiến cho rằng phun buổi sáng tốt hơn buổi chiều. Nhưng chưa có ai đưa ra bằng chứng hoặc thí nghiệm có đối chứng cụ thể hoặc có những phân tích dựa trên cơ sở khoa học về sinh lý học thực vật, nông hoá.

Thực ra, phun sáng hay chiều cũng đều tốt cả nhưng phải tuỳ vào sự cảm nhận, kinh nghiệm của người chăm cây. Tuy nhiên, nội hàm bài viết này tôi muốn đề cập đến việc dùng khi nào và dùng như thế nào sẽ tốt hơn?

Qua thực nghiệm có đối chứng một số năm, tôi nhận thấy phun phân bón qua lá vào buổi chiều hiệu quả rõ rệt hơn. An toàn hơn so với thí nghiệm đối chứng phun buổi sáng.

Dưới đây là một số cơ sở khoa học và thực tiễn, có kèm lời diễn giải.

Cách phun phân bón lá cho Lan đúng cách hiệu quả
Cách phun phân bón lá cho Lan đúng cách hiệu quả

Cơ chế hấp thu phân bón qua lá của Lan

Cơ chế hấp thu phân qua lá và rễ có chút khác nhau. Rễ cây hút dinh dưỡng bằng trao đổi i-on và chênh lệch nồng độ, sau đó nhờ quá trình quang hợp và trao đổi chất, thoát hơi nước ở phần trên mà dinh dưỡng được “bơm” lên. Nhưng lá cây hấp thu dinh dưỡng qua lỗ khí khổng, qua các kẽ hở li ti lớp sáp trên mặt lá dưới hình thức chênh lệch nồng độ .

Khi phân bón qua lá đi vào trong cây vẫn chưa tạo thành dinh dưỡng thực sự ngay mà nằm ở KHÔNG BÀO rồi sau đó mới đi vào tế bào. Không bào là khoảng cách giữa các tế bào, nôm na như thế. Như vậy khi nào khí khổng mở, khi nào ta chủ động làm mềm lớp sáp trên mặt lá bằng cách tưới nước trước kết hợp với công nghệ sx phân bón lá tiến bộ hiện nay thì dùng được và dùng tốt.

Xin nêu thêm vấn đề hiếm được giảng dạy trong giảng đường đại học chuyên ngành, cũng không được lan truyền trên mạng về việc sx phân bón lá, đó là sx phân bón lá có khác với phân bón rễ. Phân bón lá ngoài các thành phần là đa, trung, vi lượng, phytohoocmon, amino acide…. còn có chất trải bề mặt, chất bám dính, chất mang… để giúp cho phân hấp thu qua lá một cách dễ dàng.

Nếu với phân bón gốc có thể chỉ cần dùng phân thô là rễ cây có thể hấp thu được, nhưng cũng phân thô đó mà mang phun lên lá thì hiệu suất sử dụng không được bao nhiêu cho nên nhà sx phải hữu cơ hoá nó tức chelate hoá nó.

Ví dụ khi ta muốn bổ sung sắt cho cây qua lá bằng FeSO4 thì phải chuyển thành sắt hữu cơ Fe2(C4H4O6)4.2H2O

Từ các vấn đều nêu trên, chúng ta có thể kết luận LẦN THỨ NHẤT rằng: phun chiều tốt hơn sáng.

Có lẽ trước đây khi công nghệ sx phân bón lá chỉ là Phân thô + dụng cụ phi, xô, chậu+ đóng gói + mang bán thì khuyến cáo phun sáng tốt hơn chiều là đúng.

Cơ chế hấp thụ dinh dưỡng của Lan qua lá
Cơ chế hấp thụ dinh dưỡng của Lan qua lá

Cơ chế quang hợp của phong lan

Lan thuộc thực vật C3, nên nếu cho rằng quang hợp của lan cũng như bất kỳ loài thực vật nào là chưa chuẩn xác. Thực vật C3 là nhóm cây cần ánh sáng yếu đến trung bình, sinh sống trong môi trường nóng ẩm. Cơ chế quang hợp của thực vật C3 không chỉ như hầu hết các thực vật khác chỉ cần 1 PHA SÁNG bởi chlorophill mà còn quang hợp thêm 1 PHA TỐI nữa nghĩa là trong đó có quá trình quang hợp không cần sử dụng ánh sáng trực tiếp lúc đó mà dùng năng lượng ATP (ai có chuyên môn tham khảo thêm Chu trình Calvin). Mà khi quang hợp thì khí khổng mở ra. Vậy khí khổng của lan đóng mở cả BAN NGÀY, BAN ĐÊM tuỳ theo điều kiện môi trường.

Thực vật C3 có độ mở khí khổng lớn nhất vào khoảng 17h – 18h. Lúc này phun phân sẽ giúp cây hấp thu vào không bào được dễ dàng nhất.

Và chúng ta có KẾT LUẬN THỨ 2: phun phân bón lá cho lan buổi chiều tốt hơn buổi sáng.

Anh chị nên phun phân bón lá cho lan vào buổi chiều tối
Anh chị nên phun phân bón lá cho lan vào buổi chiều tối

Thành phần và đặc tính của phân bón qua lá

Người ta sản xuất phân qua lá từ những nguồn nguyên liệu cơ bản dưới đây:

  • ĐA LƯỢNG: Đạm (N.), Lân (P2O5), Kali (K2O)
  • TRUNG LƯỢNG: Can xi (Ca), Lưu huỳnh (S).
  • VI LƯỢNG: Mg, Zn, Fe, Cu, B, Mo, Co….
  • Phytohoocmon: Auxin, Cytokinin, GA3
  • Amino acide: 17 loại
  • Ngoài ra còn có các chất dung môi có vai trò như chất trải bề mặt, chất mang….

Tất nhiên mỗi nhà sản xuất có những công thức phối hợp riêng. Bổ sung các nguyên liệu đặc biệt riêng mà trên nhãn mác thường không thể hiện đầy đủ.

Trong những chất trên, có chất bị bốc hơi, phân huỷ dưới nhiệt, ánh sáng mặt trời. Nếu chúng ta sử dụng buổi sáng mà gặp nắng to, nhiệt cao mà không đủ lượng nước trong cây hoặc không tưới lại thì sẽ làm cháy lá lan, chẳng hạn như loại phân bón lá có đạm. Cũng có loại chất kích thích sinh trường, vitamin…. không bền với ánh nắng mặt trời, chúng sẽ bị phân huỷ hết nếu ta phun buổi sáng.

Khi phun buổi sáng nếu gặp điều kiện thời tiết như vừa nêu trên, khí khổng sẽ đóng lại để làm giảm sự thoát hơi nước của cây, lớp sáp trên bề mặt lá cũng cứng lại, và như vậy làm cho phân bón lá khó xâm nhập qua lá.

Ngoài ra, khí cường độ ánh sáng cao, nhiệt độ cao thì quá trình trao đổi chất trong cây diễn mạnh mẽ, nếu phân gốc bón đầy đủ sẽ được “bơm” từ dưới lên và cũng tập trung ở không bào trước khi vào tế bào… sẽ ngăn cản sự xâm nhập của phân bón lá vào không bào.

Vậy kết luận thứ 3: Phun phân bón lá cho lan buổi chiều mát tốt hơn buổi sáng.

Phân bón lá cho Lan rất quan trọng để thúc đẩy sự phát triển cho Lan
Phân bón lá cho Lan rất quan trọng để thúc đẩy sự phát triển cho Lan

Tận dụng tối đa cơ chế hấp thu dinh dưỡng của cây Lan

Qua những phân tích trên đây cho thấy. Cây lan mà các bạn thấy tốt tươi có thể là do dinh dưỡng từ phân dưới gốc vận chuyển lên chứ chưa chắc là từ phân bón lá.

Nếu chúng ta chia ra: buổi sáng để cây thoải mái vận chuyển dinh dưỡng từ gốc lên. Còn buổi chiều ta phun phân qua lá để lợi dụng độ mở khí khổng chiều tối và ban đêm của cây lan cũng như PHA TỐI quang hợp thì sẽ phát huy tác dụng của phân bón cao hơn.

Khi chúng ta phun buổi chiều mát, nếu ban đêm cây chưa hấp thu hết thì vẫn còn nằm trên lá. Sáng mai ta chỉ việc tưới nhẹ là lá cây tiếp tục hấp thụ trước khi một chu trình “bơm” dinh dưỡng mới xuất hiện khi nắng và nhiệt độ tăng.

Kết luận thứ 4. Phun phân bón lá cho lan buổi chiều phát huy hết tác dụng của phân bón qua lá. Và không bị ngăn cản bởi cơ chế vận chuyển dinh dưỡng từ dưới gốc lên.

Phun phân buổi chiều tối sẽ tận dụng được tối đa sự hấp thụ dinh dưỡng
Phun phân buổi chiều tối sẽ tận dụng được tối đa sự hấp thụ dinh dưỡng

Lời kết cho việc lựa chọn phun phân bón lá cho lan sáng hay chiều

Kiến thức của nhân loại là mênh mông, hiểu biết cá nhân là có hạn nên bài viết chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Rất mong ACE góp ý để bài viết được hoàn thiện hơn. Ngoài ra, bài viết được chuyển tải từ ngôn ngữ khoa học sang ngôn ngữ “nông dân” cho dễ đọc. Dễ hiểu nên có phần rườm rà và chưa chắt lọc hết được những điều cốt lõi, rất mong ACE thông cảm.

Bài viết tham khảo nguồn Facebook anh Vũ Ngọc Tứ

 

[/agentsw] [agentsw ua=’mb’]Cách sử dụng phân bón lá cho lan vào thời điểm nào trong ngày là câu hỏi được rất nhiều anh em đặt ra. Lâu nay trong giới chơi lan chúng ta thi thoảng có

Bài viết liên quan

[/agentsw]

Viết một bình luận

0 Chia Sẻ
Chia Sẻ
Chia Sẻ
Ghim