Hướng dẫn chọn gỗ ghép lan ai cũng làm được

Bác nào còn đang lăn tăn không biết chọn gỗ ghép lan. Gỗ này ghép lan có được không hay là phải ghép loại kia loại nọ. Hay nghe người ta nói loại này ghép được loại kia không ghép được. Mà không hiểu tại sao thì kéo xuống dưới nhé sẽ có câu trả lời.

Tiêu chí chọn gỗ ghép lan

Gỗ nào mà chả ghép lan được. Điều đó có đúng không?

Tiêu chí chọn gỗ ghép lan
Tiêu chí chọn gỗ ghép lan

Cũng đúng mà cũng sai. Tất nhiên ghép lan lên không thôi thì gỗ nào cũng được. Nếu không muốn nói thích ghép đâu thì ghép.

Nhưng để cây lan phát triển và bám rễ được trên đó là một câu chuyện khác. Không phải gỗ nào cũng đáp ứng được.

Vậy chọn gỗ ghép lan cần những tiêu chí nào. Có hai tiêu chí sau để chọn:

  • Cần phải biết đấy là gỗ của cây nào
  • Độ bền của loại gỗ đó

Nào chúng ta cùng đi sâu và từng yếu tố nhé.

Chọn gỗ của cây nào?

Ghép lan trên gỗ cây là hình thức được nhiều người biết đến và áp dụng
Ghép lan trên gỗ cây là hình thức được nhiều người biết đến và áp dụng

Nên chọn gỗ của cây nào để ghép lan?

Không phải loại nào cũng làm gỗ ghép lan được. Rễ hoa lan rất nhạy cảm, tiếp xúc tinh dầu, mủ cây(mủ cao su, mủ cây mít,..) là thui ngay.

Vì thế ta nên chọn những loại gỗ của cây không có tinh dầu và mủ.

Cây có tinh dầu trong gỗ như cây bạch đàn (Do có tinh dầu nên gỗ bạch đàn đốt rất dễ cháy). Cây có mủ như cao su, mít, sung, sanh, (chọc nhẹ vào thôi đã ra bao nhiêu là mủ hay nhựa rồi).

Gỗ mít phổ biến, nên câu hỏi trồng lan trên gỗ mít được không thường xuyên được lặp lại. Đến đây thì các bác đều biết câu trả lời rồi nha.

Trồng lan ở gỗ mít
Trồng lan ở gỗ mít

Tôi còn gặp một số câu như: Gỗ ổi có ghép lan được không?

Có chứ.

Gỗ ổi không có tinh dầu, chọc nhẹ mà không ra nước thì vô tư đi.

Bác nào vẫn muốn ghép mấy loại gỗ kể trên vì một lý do nào đó thì vẫn có cách. Đó là cho dầm mưa dãi nắng chán chê đi. Bay vợi tinh dầu và mủ trong gỗ là có thể ghép được.

Lưu ý:

Khi ghép lan lên gỗ thì cần loại bỏ phần vỏ đi. Phần vỏ nhanh mục, 1-2 năm là bong hết ra. Rễ đang bám ngon lành mà vì phần vỏ phải ghép lại là một điều đáng tiếc.

Trồng lan trên thân cây khô không khác gì trồng lan lên gỗ đâu nhé. Ghép lan vào cây sống thì mới khác thôi.

Chọn gỗ ghép lan có độ bền cao

Chọn gỗ ghép lan giống như chọn nhà vậy.

Đó là nơi chúng sinh trưởng và phát triển trong nhiều năm tới.

Nên chọn những loại gỗ bền, càng bền thì càng tốt.

Bền để không phải trồng lại nhiều loại lan thích vậy. Một số cây lan rất kị phải trồng lại (thay giá thể), điển hình là cây vảy rồng, các giống lan đơn thân.

Bền để lâu mục, gỗ mục mất thẩm mỹ. Là nơi lý tưởng của nấm khuẩn, côn trùng trú ngụ.

Gỗ bền thường chắc và nặng. Đem xuống nước là chìm luôn.

Nói về độ bền thì không thể không nhắc đến gỗ lũa. Rất được ưa chuộng để ghép lan, tạo nên những tác phẩm hoa lan đầy tính nghệ thuật. Mang đậm chất tình của tự nhiên.

Gỗ lũa ghép lan

Gỗ lũa là gì?

Gỗ lũa ghép lan
Gỗ lũa ghép lan

Gỗ lũa là phần xót lại của cây đã chết bị tác động bởi nhiều yếu tố như thời tiết, nhiệt độ, áp suất,… Sau một thời gian dài còn lại phần gỗ có hình thù kỳ quái, không xác định. Phần gỗ này rất cứng và bền thách thức thời gian. Mời mấy anh mối mọt thì mấy anh cũng chào thua.

Gỗ lũa được thiên nhiên bào mòn mà nên. Thể hiện được chữ tình, vẻ đẹp của thiên nhiên của tạo hóa của thời gian qua từng đường nét rất hoang sơ đầy mê hoặc.

Gỗ lũa trồng lan
Gỗ lũa trồng lan

Vì thế khi được kết hợp với hoa lan vẻ đẹp núi rừng tạo nên một tác phẩm đầy tính nghệ thuật.

Lũa trước khi ghép lan cần được làm sạch. Kỳ cọ loại bỏ hết bụi bẩn đất cát (dùng bàn chải sắt). Càng sạch càng tốt. Miết tay vào mà không thấy vết mới đảm bảo.

Sau đó ngâm cho thật no nước đi rồi mới dùng để ghép lan. Ngâm tầm nửa tháng cho tới một tháng là đẫy nước.

Trước khi ghép lan thì vẫn cần xử lý giá thể như các bài trước tôi có chia sẻ.

Ưu nhược điểm ghép lan lên gỗ lũa

Ghép lan lên gỗ có nhiều ưu điểm nhưng bên cạnh đó cũng không ít nhược điểm.

Ưu nhược điểm ghép lan lên gỗ, lũa
Ưu nhược điểm ghép lan lên gỗ, lũa

Ưu điểm

Đẹp, mộc mạc. Gần gũi với thiên nhiên.

Thông thoáng, không sợ úng nước, thối rễ.

Bộ rễ phát triển rất mạnh. Bám quanh gỗ nhìn thôi đã thấy yêu rồi.

Không lo đọng muối sau thời gian dài sử dụng phân bón vô cơ.

Nhược điểm

Khẳ năng giữ nước kém. Phải tưới nhiều lần, giàn lan phải có tiểu khí hậu tốt.

Sử dụng nhiều phân bón hơn.

Nặng giàn, làm giàn mà không kiên cố thì khả năng sập giàn rất cao.

Thân ái chào tạm biệt.

Nguồn ảnh: Sưu tầm


CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Viết một bình luận

0 Chia Sẻ
Chia Sẻ
Chia Sẻ
Ghim